Bạn có biết Séc là gì chưa? Với nhu cầu thanh toán đa dạng ngày nay thì Séc đã trở thành một công cụ thanh toán được nhiều người sử dụng đến. Đối với cá nhân thường sử dụng thẻ ATM để có thể rút tiền nhưng mà đối với những công ty và doanh nghiệp thường sẽ sử dụng Séc hơn.
Như vậy, để hiểu rõ chi tiết về Séc thì hãy cùng với Nguontaichinh.com đi tìm hiểu bài viết “Séc là gì? Hướng dẫn rút tiền mặt từ séc đơn giản” trong chuyên mục Kiến thức kinh tế dưới đây bạn nhé!
Khái niệm Séc

Séc trong tiếng anh có tên gọi là “Cheque” và còn được gọi là chi phiếu. Là một loại giấy tờ có giá do người ký phát lập và ra lệnh cho người bị ký trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để có thể thanh toán cho người hưởng thụ.
Trong đó:
- Người ký phát là người lập và ký phát tờ séc.
- Ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho người bị ký phát để thanh toán cho người ký phát có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên tấm séc theo lệnh của người ký phát.
- Người hưởng thụ sẽ là một trong số những người sau đây: người được nhận số tiền ghi trên tấm séc theo như chỉ định của người ký phát, người nhận chuyển nhượng séc như những hình thức chuyển nhượng theo quy định thông tư 22/2015 và người cầm giữ tờ séc có ghi trả cho người cầm giữ.
Nói chung thì Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng khá rộng rãi ở trên những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao.
Hiện nay thì sẽ là một phương tiện chi trả được sử dụng hầu như là phổ biến trong thanh toán nội địa của tất các nước trên thế giới.
Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hoá, du lịch, cung cấp lao vụ và những chi trả phi mậu dịch khác.
Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như là tiền tệ, vì vậy cho nên nó phải có những quy định về nội dung cũng như hình thức theo luật định.
Séc được dùng để làm gì?

Séc là một trong 5 các hình thức thanh toán mà không dùng đến tiền mặt đang được áp dụng phổ biến ở các quốc gia phát triển và chủ yêu là ở trong giới thượng lưu.
Nó được các khách hàng ưa chuộng đặc biệt là vì nó có tính năng chuyển nhượng và có thể giúp được cho chủ của nó thực hiện được các việc sau:
- Lệnh chi thanh toán bằng cách uỷ nhiệm chi
- Hình thức thanh toán phổ thông bằng séc
- Hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng
- Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng
- Có thể nhờ thu thanh toán uỷ nhiệm thu
Séc có đặc điểm gì? Phân loại Séc

Đặc điểm của Séc
Không phải bất cứ một giao dịch nào bạn cũng có thể dùng Séc cũng như không phải ai cũng có thể thanh toán bằng Séc được.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu hoặc sử dụng Séc thì hãy nhớ những đặc điểm cơ bản của Séc để có thể dễ dàng nhận dạng cùng với các loại giấy tờ khác. Bạn nên biết các đặc điểm sau đây:
- Séc sẽ có tính chất thời hạn sử dụng và nếu như quá hạn thì giá trị tiền tệ của Séc sẽ không còn. Có thể chuyển nhượng Séc cho nhiều người khác bằng thủ tục ký hậu.
- Séc là một mệnh lệnh nên ngân hàng phải chấp nhận mệnh lệnh này một cách vô điều kiện nếu như tài khoản phát hành Séc vẫn có tiền.
- Séc thường sẽ có đầy đủ những thông tin như địa điểm và ngày tháng lập Séc, tên và địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tên và địa chỉ của người hưởng số tiền trên Séc, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền và chữ ký của người phát hành Séc,…
- Séc gồm có 2 mặt, mặt trước được in sẵn các tiêu đề để điền các thông tin bắt buộc của tờ Séc, mặt sau thì ghi các thông tin về chuyển nhượng Séc.
- Séc được in theo tập và gồm có phần cuống séc để người ký phát lưu lại những thông tin cần thiết và phần tách rời sẽ giao cho người hưởng thụ.
Phân loại Séc
Một trong những loại Séc cơ bản bạn có thể biết đến như sau:
- Séc lệnh: Là loại séc trả tiền cho cá nhân có tên ghi trên Séc hay bên được chuyển nhượng.
- Séc vô danh: Cho phép trả tiền mặt cho những người nắm giữ các tờ chi phiếu.
- Séc đích danh: Là Séc cho phép trả tiền cho những ai có tên trong danh mục hưởng thụ.
- Séc trơn: Là Séc mà ngân hàng dùng đến để chi trả tiền mặt, mặt sau sẽ để trắng.
- Séc gạch chéo: Chính là cho phép trả tiền bằng việc ghi vào tài khoản của người thụ hưởng ở ngân hàng hoặc là chi nhánh được ghi trên đó và giữa hai đường gạch chéo ở mặt sau sẽ có tên ngân hàng và chi nhánh cụ thể.
Nội dung của Séc

Trên một tờ Séc sẽ có những nội dung sau đây:
- Tiêu đề Séc: Nếu như mà không có tiêu đề thì ngân hàng sẽ từ chối thực hiện lệnh của người phát hành Séc.
- Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành tờ Séc
- Tên ngân hàng trả tiền
- Tài khoản người trả tiền
- Số tiền: Phải được ghi rõ ràng, số tiền của séc bằng số và chứ. Hai thông tin này phải được thống nhất cùng với nhau.
- Tên và địa chỉ của người trả.
- Tên và chữ ký người hưởng lợi và tài khoản nếu như có
- Chữ ký người phát hành Séc.
Séc có thời hạn bao lâu?

Một đặc điểm đáng chú ý đến của tờ Séc đó là nó có tính chất thời hạn. Nghĩa là tờ Séc chỉ có giá trị thanh toán nếu như thời hạn hiệu lực của nó vẫn còn. Nếu như quá thời hạn thì tờ Séc sẽ bị mất hiệu lực.
Thời hạn hiệu lực của Séc sẽ được tính từ ngày phát hành Séc và được ghi rõ ở trên tờ Séc. Thời hạn thông thường sẽ tùy thuộc vào phạm vi không gian mà Séc lưu thông và luật pháp của các nước quy định.
Tóm lại thì Séc lưu hành trong nội địa thì sẽ ngắn hơn Séc lưu hành trong thanh toán quốc tế.
Hướng dẫn bạn cách rút tiền mặt từ Séc

Để có thể rút tiền mặt từ Séc thì bạn có thể tham khảo theo những bước đơn giản sau đây:
- Bước 1: Cầm tờ Séc và Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân đến hội sở của ngân hàng để rút được tiền.
- Bước 2: Nhân viên ngân hàng sẽ đưa cho bạn một tờ giấy thông tin để bạn điền mọi thông tin vào đó. Nhân viên sẽ hướng dẫn bạn chi tiết.
- Bước 3: Bạn sẽ phải nộp phí rút tiền từ 1 – 2 đô la tuỳ thuộc vào số tiền mà bạn rút trên Séc nhé!
Sau khoản thời gian nhất định tầm 30 đến 45 ngày, tiền sẽ bắt đầu được chuyển đến tay người được thụ hưởng hoặc cũng có thể là ngân hàng liên hệ cho bạn đến lấy tiền thông qua số điện thoại nè.
Qua bài viết trên, Nguontaichinh.com mong rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ đối với bạn là hữu ích. Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm về Đầu tư cổ phiếu, chứng khoán hay trái phiếu nếu như có hứng thú nhé!