Mâm cúng Mụ cho bé gái gồm những gì?

0
2142

Khi bé gái nhà bạn được 7 ngày, đầy tháng hoặc là tròn năm, là ba mẹ, bạn muốn chuẩn bị mâm lễ cúng Mụ sao cho thật có ý nghĩa. Nhưng bạn đang phân vân không biết mâm lễ cúng Mụ cho bé gái gồm những gì? Hiểu được vấn đề này, thanhnienedu.vn xin chia sẻ cách chuẩn bị mâm cúng sao cho đầy đủ và chuẩn phong tục Việt  qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa cúng Mụ cho bé gái

Khi làm mâm cúng đầy tháng trước tiên để cảm ơn các vị thần đã phù hộ, che chở cho mẹ con bé suốt quá trình mang thai. Bà Mụ có công nặn ra hình hài bé, bà Chúa có công đầu thai bé vào cơ thể mẹ còn Đức ông đã giúp đỡ che chở phù hộ cho bé mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn cũng như phù hộ cho công danh sau này. Đây cũng là dịp để giới thiệu với anh em họ hàng về sự xuất hiện thêm một người mới trong gia đình khiến gia đình trở nên hạnh phúc, vui vẻ hơn.  

Mâm cúng mụ cho bé
Mâm cúng mụ cho bé

Theo quan niệm của dân gian từ xưa đến nay thì đứa bé sinh ra là do bà Tiên Nương (Bà chúa đầu thai) và 12 bà Mụ nặn thành hình hài bé. Chính vì thế mà lễ cúng Mụ cho bé luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo để kính dâng lên các vị thay lời cảm ơn và cầu mong các vị thần phù hộ, che chở cho bé được mạnh khỏe, mau lớn, cuộc sống bình yên.

Làm lễ cúng Mụ cho bé vào khoảng thời gian nào?

Để lễ cúng đầy tháng được trọn vẹn, chu đáo thì ba mẹ cần biết cách tính ngày làm lễ cúng. Theo kinh nghiệm dân gian thì nếu sinh con trai thì lùi lại 1 ngày, còn nếu sinh con gái thì lùi lại 2 ngày là thích hợp nhất.

Tuy nhiên ngày nay, mọi người thường lấy ngày sinh của con theo dương lịch. Do đó, ngày cúng mụ cho con cũng sẽ được tính và tổ chức theo lịch dương.

Mâm cúng Mụ cho bé gái gồm những gì?

Theo phong tục dân gian thì đồ cúng cho lễ Mụ đầy đủ là rất quan trọng. Bạn đang băn khoăn không biết phải chuẩn bị những gì thì ngay dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn cách sắm sửa mâm cúng Mụ chu đáo nhất.

Chuẩn bị cúng Mụ Cho bé
Chuẩn bị cúng Mụ Cho bé

Mâm cúng Đức Ông gồm:

1 con gà luộc chín, 1 tô cháo, 3 đĩa xôi lớn, 5 lạng thịt heo 3 chỉ luộc hoặc lợn, 1 đĩa hoa quả (gồm 5 loại quả), 1 đĩa trầu cau têm cánh phượng, hoa tươi (hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa cát tường,…), tiền giấy, vàng mã, rượu nếp.

Mâm cúng 12 bà Mụ:

+ 12 bát chè nhỏ (chè đậu xanh, chè trôi nước).
+ 12 đĩa xôi (xôi đậu xanh hoặc xôi gấc, xôi lá cẩm).
+ Cháo (12 bát nhỏ).
+ Bánh hỏi (12 đĩa).
+ Thịt lợn quay (12 đĩa nhỏ).
+ Rượu (12 ly rượu nhỏ).
+ Nước (12 ly nhỏ).
+ Nến (đèn cầy).
+ Tiền vàng mã.
+ Hương thắp.
+ Hoa tươi.

Cách bày trí mâm cúng Mụ hợp lý

Theo quan niệm của dân gian ta, trước khi cúng lễ thì các lễ vật trên mâm cúng phải được bày biện theo đúng trật tự “ Đông bình Tây quả” có nghĩa là phía Đông phải đặt bình hoa, lư hương còn phía Tây đặt các lễ vật cúng khác.

Các lễ vật cúng Mụ cho bé gái được bày biện thành 2 bàn: bàn to bày các đồ cúng 12 bà Mụ còn bàn nhỏ được đặt thấp hơn dùng để bày đồ cúng kính Đức Ông.

Mong rằng bài viết chia sẻ trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về cách chuẩn bị đồ cúng Mụ trọn vẹn. Ngoài cách tự chuẩn bị đồ cúng Mụ như trên thì bạn có thể tham khảo dịch vụ sửa soạn mâm cúng trọn gói, chuyên nghiệp của những đơn vị cung cấp dịch vụ. Chúc gia đình bạn có 1 buổi lễ hoàn hảo!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here