“Có nên cúng cô hồn không hay cúng cô hồn như thế nào?” là hai câu hỏi được mọi người quan tâm nhất trong tháng Bảy âm lịch. Cúng cô hồn rất quan trọng vì thế mà phải chuẩn bị kĩ lưỡng đồ cúng sao cho tốt. Thanhnienedu.vn xin chia sẻ một số thông tin để giải đáp những thắc mắc trên cũng như một số kinh nghiệm về cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn nhé!
Có nên cúng cô hồn không? Tại sao?
Câu hỏi “có nên cúng cô hồn không” là câu hỏi được quan tâm nhiều. Có rất nhiều gia chủ rất lúng túng, chưa hiểu rõ về nghi thức cúng cô hồn phải làm gì và cách chuẩn bị đồ cúng ra sao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì trước hết chúng ta phải hiểu rõ về cúng cô hồn là gì?

Việc cúng cô hồn hay còn được gọi là cúng chúng sinh tùy vào thành tâm của mỗi người và điều kiện gia đình như thế nào mà làm lễ to hay nhỏ. Lễ cúng chúng sinh hàng năm rất quan trọng, nếu bạn không phải theo tôn giáo thì cần nên cúng cô hồn trong tháng Bảy âm lịch. Nếu gia đình bạn biết cách cúng đúng, bài bản thì sẽ đem lộc đến nhà bạn, giúp mọi người trong nhà bình an, khỏe mạnh.
Các đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Theo quan niệm thì đồ cúng chúng sinh thường bằng tinh bột như: gạo, bỏng ngô, bỏng gạo, khoai lang, cháo,… các đồ cúng chúng sinh ăn được và thường được trẻ con cướp đi sau khi cúng xong chứ gia chủ không mang vào nhà để thụ lộc.

Dưới đây, là những món đồ cúng sử dụng trong mâm lễ cúng cô hồn trọn gói gồm:
- Khoai lang luộc.
- Cháo trắng (loãng).
- Cơm trắng.
- Bắp ngô (quả ngô).
- Hoa quả tươi đủ loại.
- Bỏng gạo, bỏng ngô.
- Lon bia hoặc có thể rượu.
- Một ít tiền lẻ.
- Bim bim.
- Bát và đũa.
- Muối và gạo để cúng chúng sinh.
- Hương thắp (nhang).
- Nến (đèn cầy).
- Hoa tươi (không được bị héo).
- Giấy vàng mã.
Nghi thức cúng chúng sinh
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm lễ để cúng bái thì các bạn cũng nên chọn ngày giờ để khấn cúng. Thông thường mọi người chọn đúng ngày rằm tháng 7 âm lịch để cúng nhưng cũng có nhiều gia chủ chọn những ngày khác. Đây là tuỳ vào mỗi người, mỗi gia chủ nhé.
Bài khấn cúng chúng sinh:
Nói lẩm bẩm 3 lần “Nam mô a di đà Phật”
Con xin kính lạy Tất Đạt Tất Ca Cồ Đàm.
Con xin kính lạy Quan Thế Âm Bồ Tát.
Con xin kính lạy Phúc Đức Chính Thần.
Tháng 7 là tháng gần chuyển mùa.
Ngày mười lăm tháng bảy là ngày xá tội.
Cửa âm mở cửa cho âm hồn không lạc lối.
Kính lạy Đại Thánh Khải Giáo.
Tôn giả A Nan Đà
Cúng chúng sinh không nhà, không cửa.
Cúng những vong linh bơ vơ.
Không có người thân thích.
Cả năm bị đói, bỏ rét.
Những vong linh Đông Tây Nam Bắc.
Tất cả già trẻ về đây hợp đoàn.
Cho dù chết khuất, chết oan.
Chết vì bị xa ngã, chết vì dao đâm.
Chết vì bom đạn thương tâm.
Chết vì bệnh tật, chết vì ốm đau.
Chết vì bị sét đánh ngang đầu.
Chết vì bị đuối nước sông.
Chết vì sinh sản đau thương.
Hãy nghe tín chủ kêu mời.
Đến đây nhận đồ lộc trước sau.
Tuy cơm cháo giản đơn.
Vàng tiền đồ mã đủ muôn loại màu.
Muối gạo thực là hoa đăng.
Nhớ mang theo ít để giành mai sau.
Phù hộ cho chủ nhà tài lộc.
Gia đình vui vẻ quanh năm.
Làm ăn phát đạt nên cơm.
Hôm nay nhớ ngày xá tội của người âm.
Về đây tín chủ thành tâm gọi mời.
Khi đã nhận đồ xong rồi.
Già trẻ cùng dắt nhau về cõi âm trần.
Chủ nhà hóa tiền, hóa vàng.
Cùng quần áo mã đã được chia phần bằng nhau.
Xin kính cáo với vị tôn thần.
Chứng giám công đức lòng thành của con.
Tín chủ con tên là:
Vợ con tên:
Con Trai:
Con gái:
Cư trú tại:
Khấn 3 lần Nam mô a di đà phật.
Khi làm lễ cúng nên cần học thuộc bài khấn trên với lòng thành khi khấn cúng trong lễ cúng chúng sinh. Trên đây, là những chia sẻ hữu ích về nghi thức khi cúng và cách chuẩn bị một mâm cúng cô hồn đầy đủ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ chuẩn bị mâm cúng chúng sinh trọn gói, đầy đủ tại nhà để tiết kiệm được công sức và thời gian hơn.